Giỏ hàng

Lễ chẩn tế là gì? Sư Thầy mặc gì trong lễ chẩn tế

 

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm ngay từ đầu Công nguyên, với hơn 2000 năm hình thành và phát triển, Phật giáo đã xâm nhập sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam và trở thành một nét đẹp truyền thống trong văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo của dân. Sự thấm nhuần của Phật giáo được thể hiện ngay từ lẽ sống đến các nghi thức cúng tế. Một trong số những lễ nghi ấy có một lễ nghi khá độc đáo đó là lễ chẩn tế. Vậy lễ này có ý nghĩa gì? Sư Thầy mặc gì trong lễ chẩn tế?

1. Lễ Chẩn tế là gì?

Từ “Chẩn tế” có nguồn gốc từ tiếng Hán, có nghĩa là dùng thực phẩm, tiền bạc, quần áo …, để mang ra cứu tế cho người dân gặp thiên tai hoạn nạn, nghèo đói. Khi thâm nhập vào Việt Nam thì ngoài ý nghĩa nêu trên thì khi nhắc đến Lễ Chẩn tế người ta thường nghĩ ngay đến việc cúng dâng các vật phẩm cho người đã mất. Tựu chung lại lễ chẩn tế có nghĩa là vừa cúng tế vật phẩm cho người mất vừa phát tâm bồ đề phân phát cho người nghèo khó.

lễ chẩn tế

 Lễ Chẩn tế có hai phần chính là mật pháp và hiển pháp. Trong đó, mật pháp thuộc về các quán tưởng và ấn chú. Hiển pháp là các hành động cử chỉ, các bài kinh chú… 

2. Cần chuẩn bị gì trong lễ chẩn tế

Để Lễ Chẩn tế có thể diễn ra thuận lợi, trước tiên cần phải chuẩn bị một tra đàn, gồm Nội đàn (bàn thờ Phật và bàn đựng kinh kệ, chuông mõ, pháp khí), Ngoại đàn (màn Sư tử tọa, Bảo tọa, màn song khai, bàn kim đài, bàn Giác Hoa, các án Ngũ phương Phật, Án Trung ương, Án Phương Đông, Án Phương Nam, Án Phương Tây, Án Phương Bắc, bàn Địa Tạng, bàn hộc thực, bàn Tiêu Diện). Vật phẩm trong trai đàn chủ yếu tập trung vào các loại như hương vàng, hoa, nến, chè thuốc, trái cây, thức ăn.

lễ chẩn tế

 

Một Lễ Chẩn tế đầy đủ thì cần có một ban kinh sư từ 5 – 7 vị cùng tham gia thực hiện các nghi lễ. Trong đó gồm: Đàn chủ (hay gọi là Sám chủ, Sư thầy), Kinh sư đánh chuông (hay gọi là Duy na), kinh sư gõ mõ (hay gọi là Duyệt chúng), hai vị kinh sư trực tiếp đánh đẩu (hay gọi là Vĩ thuận và Vĩ nghịch), các vị kinh sư tụng kinh (hay gọi là Bốn Trung phan); kinh sư đánh chuông lớn (hay gọi là Phi chung), kinh sư đánh trống lớn (hay gọi là Phi cổ).

Sự uy nghiêm của lễ chẩn tế còn thể hiện rõ trên các bộ y phục mà những vị trong ban kinh sư mặc, đặc biệt là pháp phục của Sư Thầy – Đàn chủ. Vậy, pháp phục lễ chẩn tế có gì đặc biệt?

3. Sư Thầy mặc gì trong lễ chẩn tế?

Với một nghi lễ trang trọng được diễn ra hàng năm như Lễ Chẩn tế, các sư thầy thường sử dụng đến pháp phục cao nhất là Đại y có màu vàng. Cùng với các loại mão đội trên đầu thông dụng như: Mão Hiệp Chưởng, mão Từ Lư, mão Quan Âm. Đại y ngày nay có rất nhiều biến tấu được may từ nhiều loại chất liệu khác nhau với cách bố cục khác nhau, bên trong có áo tràng mặc kèm. Tùy vào công việc thực hiện để các Sư thầy chọn lựa trang phục.

lễ chẩn tế

 

Trên thị trường, để có thể dễ dàng mua được những bộ pháp phục lễ chẩn tế Đại y cho Sư Thầy mặc. Nhưng bộ pháp phục đạt tiêu chuẩn theo đúng ý nghĩa của nhà Phật thì không phải nhà may nào cũng có thể đáp ứng.

Tham khảo mẫu pháp phục Lễ Chẩn Tế tại đây.

Hiện nay nhà may Như Ý Châu đang được biết đến là một nhà may nổi tiếng về chất lượng vải vóc và đường kim mũi chỉ cũng như sự thấu hiểu về Phật pháp thông qua hình dáng, kiểu cách của áo. Có rất nhiều pháp phục của nhà may được các Sư thầy chọn lựa sử dụng khi tham gia lễ chẩn tế và các buổi thuyết giảng, trai đàn, tế lễ khác. Nếu bạn là phật tử hay là sư sãi tại các chùa, mong muốn có trong tay sản phẩm đẹp và chất lượng để trình dâng lên Sư thầy thì hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ website: https://nhamaynhuychau.com hoặc qua zalo 0907994262 hay số điện thoại 093790121 bạn sẽ có ngay những bộ pháp phục hoàn hảo.     



Cũ hơn Mới hơn