Giỏ hàng

May áo cà sa ở đâu?

 

Ngày nay, khi nhắc đến pháp phục của Phật giáo người ta sẽ nghĩ ngay đến chiếc áo cà sa. Đây là chiếc áo tượng trưng cho sự khổ hạnh, khiêm nhường, đức độ của người xuất gia tu hành.

Vậy giá trị của chiếc áo cà sa là gì? Có những mẫu áo cà sa nào đang phổ biến hiện nay và Quý Thầy, Cô và Phật Tử  có thể tìm may áo cà sa ở đâu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

1. Giá trị tinh thần của áo cà sa

Tương truyền chiếc áo cà sa bắt nguồn từ câu chuyện với chân lý tu tập của mình, Đức Phật đã được vua Tần Bà Sa La kính trọng và nhà vua có nhu cầu muốn cúng dường pháp phục cho Đức Phật và tăng đoàn.

 Trong lần cùng với ngài A Nan đi về phương Nam để thuyết pháp, Đức Phật nhìn thấy những thửa ruộng bên đường, theo Ngài đây là ruộng phước vì nó không chỉ mang đến lúa gạo, của cải cho con người mà nó còn mang ý nghĩa chỉ sự giản dị, khiêm nhường, đạm bạc, khổ hạnh giống như đạo pháp của nhà Phật và bảo ngài A Nan theo hình ảnh đó để may pháp phục cho tăng đoàn, từ đó, pháp phục của Phật giáo đã ra đời.

Chiếc áo cà sa ngoài ý nghĩa là vật che thân nó còn mang giá trị tinh thần rất lớn, đó là biểu tượng cho những người xuất gia tu hành. Chỉ những người đủ hạnh duyên với nhà Phật mới được khoác trên mình chiếc áo cà sa. Khoác chiếc áo này dường như khiến nhà tu hành có thêm sức mạnh để tự răn mình giữ giới, ngăn chặn những tội lỗi, những ưu phiền, không được tham sân si, phát tâm từ bi hỷ xả cứu độ chúng sinh.

 

may-ao-ca-sa

Bên cạnh đó, với nhiều mảnh vải hình chữ nhật ghép lại, mỗi mảnh vải tượng trưng cho một khoảng thời gian tu tập của người xuất gia. Các mảnh vải được sắp xếp theo thứ tự được quy định trong Phật giáo, tùy theo mục đích sử dụng gọi là một điều. Vì vậy khi nhìn vào áo cà sa của mỗi vị tăng ni phật tử người ta có thể nhận biết được con đường tu tập và phẩm trật của họ như thế nào. Chỉ có các vị cao tăng thì mới có thể khoác lên mình những chiếc áo cà sa 25 điều, còn các vị mới thụ giới thì chỉ được mặc chiếc áo cà sa 9 điều.

2. Những mẫu áo cà sa phổ biến tại Việt Nam

Chiếc áo cà sa là tên gọi chung dành cho pháp phục của người xuất gia tu hành, được may hình chữ nhật và chia thành ba loại là Tiểu y, Trung y và Đại y. Tiểu y là y phục mặc bên trong do năm mảnh vải lớn được ghép lại nên còn có tên gọi là ngũ y điều. Trung y là y phục dùng để đắp bên trên Tiểu y do bảy mảnh vải lớn được ghép lại nên còn có tên gọi là thất y điều. Đại y là y phục dùng để đắp bên ngoài của các tăng ni do chín mảnh vải lớn được ghép lại nên còn có tên gọi là cửu y điều.

Trong Phật giáo cũng quy định rõ về phẩm trật của người tu hành, theo đó tùy vào cấp bậc và đạo hạnh tu tập được mà chiếc áo cà sa mỗi vị tăng ni khoác trên người có thể thêm các điều, từ 9 điều lên tới 25 điều.

may-ao-ca-sa

 

Ở mỗi khu vực có khí hậu, địa lý, phong tục tập quán khác nhau…thì chiếc áo cà sa lại có sự thay đổi về màu sắc và kiểu dáng cho phù hợp. Tuy nhiên, chiếc áo cà sa vẫn giữ nguyên các nguyên tắc quy định của nó về màu sắc và cách thức sử dụng của người xuất gia.

Ở trên thị trường Việt Nam có nhiều mẫu áo cà sa phổ biến như: Y Viền 9 điều đến 25 điều, Y Trải chụp, Y Tỳ Kheo, Y Sa Đàn…Mỗi loại áo cà sa lại được chia thành nhiều loại khác nhau. Như Y Sa Đàn có Y cà sa tăng, Y cà sa gấm kinh sư, Y gấm pháp phục, Y hậu kinh sư, Y sa đàn kinh sư, Y kinh sư, Y điều viền, Y chẩn tế…

Y Viền 9 điều đến 25 điều có Y cà sa tăng, Y cà sa ni, Y pháp phục, Y gấm kinh sư pháp phục, Y gấm tăng…Y Tỳ kheo có Y điều tăng dây, Y điều tăng, Y điều ni, Y sadi, Y Tịnh độ ni, Y đường, Y hậu tăng…

3. Nên may áo cà sa ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở may áo cà sa, tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng có thể may được những chiếc áo cà sa chất lượng, đúng với phẩm trật của từng vị cao tăng. Bởi lẽ, một chiếc áo cà sa khi được may lên cần sử dụng những loại chất liệu vải tốt và phải tính toán từng ô vải để cắt ra, sau đó chắp nối lại một cách cẩn thận, tỉ mỉ.

 

Muốn làm được điều này, người may áo cũng cần phải có sự am hiểu nhất định về Phật giáo và đặt tâm mình trong quá trình may để có thể tạo ra những chiếc áo phù hợp với từng vị tăng ni.

Tại Việt Nam, nhà may pháp phục Phật giáo Như Ý Châu với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc may áo cà sa cũng như các loại pháp phục khác luôn sẵn sàng phục vụ các tăng ni phật tử trong và ngoài nước có nhu cầu may pháp phục. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận lại những bộ pháp phục ưng ý nhất.

THÔNG TIN LIÊN LẠC:

 Cửa hàng Nhà May Pháp Phục Phật Giáo Như Ý Châu

 Địa chỉ: 46a Đường 297 Phường Phước Long B Quận 9 TpHCM

 SĐT/ Zalo: 0907994262

 Facebook: https://www.facebook.com/nhamaynhuychau




Mới hơn