Giỏ hàng

TRANG PHỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

TRANG PHỤC PHẬT GIÁO VIỆT NAM 

 

Pháp phục tu sĩ của chư Tăng, Ni Phật giáo có nhiều tên gọi như: pháp phục, pháp y, hoại nạp phục, hoại sắc phục, ứng pháp diệu phục,phục, xuất thế phục, ly trần phục, vô cấu phục, y cà sa, liên hoa phục, giải thoát phục, giải thoát tràng tướng. 

Trang phục Phật giáo Việt Nam rất đa dạng và nhiều chủng loại, tại những buổi thực hiện nghi lễ và thường nhật chúng ta thường bắt gặp những tăng đoàn mặc pháp phục tu sĩ khác nhau. Nhìn vào trang phục của người xuất gia chúng ta có thể xác định được các hệ phái, cấp bậc trong hệ thống Phật giáo Việt Nam. 

 

pháp phục tu sĩ

 

Tại Việt Nam Phật giáo có nhiều hệ phái, trong đó chủ yếu là hệ phái Bắc tông và Nam tông. Hai hệ phái này có điểm khác nhau về hình thức cũng như màu sắc của pháp phục tu phật giáo từng hệ phái, cho nên chính những người xuất gia theo từng hệ phái cũng không muốn thay đổi trang phục Phật Giáo đặc trưng riêng của hệ phái mình.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy hình ảnh những chiếc áo màu nâu, màu vàng, màu lam hay chàm gợi nên những hình ảnh đời sống đơn giản, mộc mạc và tôn nghiêm  của người người tu sĩ . Những màu sắc đó tượng trưng cho đất, khói hương, cây lá, gần gũi với dung dị với đời thường. 

Điều đặc biệt, trong thời buổi hiện đại cho ta nhận thấy trang phục Phật giáo chốn tu hành thật yên bình.Pháp phục tu sĩ Phật giáo Bắc tông Việt Nam hiện nay gồm: y thường nhật (thường phục) và y phục lễ. Y phục thường nhật chia thành hai loại: thường phục trong chùa và thường phục tiếp khách.

 

Theo truyền thống, y phục mặc trong chùa là áo màu vàng, màu nâu, màu lam và quần dài. Người mới xuất gia (hay còn gọi là sadi, chú tiểu) thì thường mặc màu lam.

 

 

pháp phục tu sĩ

y phục tu sĩ ngày thường

 

Áo thường nhật và áo nghi lễ có hình thức khác nhau, lớn nhất ở ống tay áo. Ống tay áo thường nhật nhỏ, còn ống tay áo nghi lễ rộng hơn. Y phục nghi lễ hay còn gọi là lễ phục, là những loại áo mặc khi thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Loại lễ phục này được chư Tăng, Ni Phật giáo Bắc tông gìn giữ đến ngày nay. Đặc biệt, trong lễ phục của Phật giáo Bắc tông còn có áo hậu, đối với chư tăng mặc áo màu vàng, chư ni áo màu lam.

pháp phục tu sĩ

Y hậu gấm Lễ phục của Tăng

Ngoài y phục thường nhật và lễ phục người tu hành còn có thêm áo cà sa màu nâu hoặc màu vàng tùy theo cấp bậc. Áo cà sa là một mảnh vải gần như hình vuông, do nhiều miếng vải nhỏ ghép lại theo quy cách nhất định.

 

Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy bởi cách sinh hoạt giống với cách sinh hoạt của tăng đoàn thời Đức Phật. Trong đó, pháp phục tu sĩ Phật giáo Nam tông được mô phỏng giống với y phục của chư tăng thời Đức Phật còn tại thế.

pháp phục tu sĩ

 

 

Những Tăng Ni theo phái Nam tông, trang phục tu sĩ của họ không may thành quần áo như phái Bắc tông mà chỉ dùng vải màu vàng vắt trên người gọi là y quấn.  Điều đó có nghĩa là, các nhà sư Phật giáo Nam tông quấn y thay vì "vận y" bởi chiếc y của chúng Tăng là một tấm vải lớn, được may lại từ những mảnh vải nhỏ.

pháp phục tu sĩ

Mỗi khi nhìn thấy người xuất gia mặc lễ phục hay thường phục thì hình ảnh ấy vẫn đầy tự hào về nét riêng của tu sĩ Phật giáo Việt Nam.Như vậy, chúng ta thấy, dù hệ phái Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Bắc tông, kiểu cách và màu sắc của y không có một sự đồng nhất hoàn toàn, nhưng chính sự không đồng nhất ấy đã tạo nên nét riêng của tông phái mình qua trang phục Phật giáo. 

 

Kính thưa quý Thầy, Cô và Quý Tăng Ni Phật Tử. Nhà may pháp phục Phật giáo Như Ý Châu có hơn 30 năm kinh nghiệm chuyên may áo cà sa và các loại pháp phục tu sĩ khác theo số đo và yêu cầu. Nhà may chúng con nhận may Y cà sa như sau:

Tất cả các loại Pháp Phục Phật giáo và Pháp khí

Chất liệu: vải sa nhập từ Hàn Quốc - Trung QuốcKiểu dáng: được chế tác theo kiểu Triệt Y

Quý Thầy, Cô và Phật Tử vui lòng liên hệ với nhà may thông qua địa chỉ sau:

THÔNG TIN LIÊN LẠC:

 

Cửa hàng Nhà May Pháp Phục Phật Giáo Như Ý Châu

Địa chỉ: 46a Đường 297 Phường Phước Long B Quận 9 TpHCM

SĐT: 0937901218 – 0907994262

Zalo: Nhà May Như Ý Châu: 0907994262

Facebook: https://www.facebook.com/nhamaynhuychau

 



Cũ hơn Mới hơn