Giỏ hàng

Ý NGHĨA CỦA LỄ CẦU AN THEO PHẬT PHÁP

Ý NGHĨA CỦA LỄ CẦU AN THEO PHẬT PHÁP

 

Lễ Cầu an là một nghi thức gần như đã trở thành một phần trong đời sống tâm linh. Con người ai cũng có những mong cầu: Cầu sự bình an cho bản thân, gia đình và vạn loại chúng sanh. 

 

Vậy lễ cầu an trong Phật pháp có ý nghĩa thế nào? Tại sao chúng ta nên cầu nguyện,  cầu nguyện như thế nào mới đúng chánh pháp và có hưởng được phúc mà bề trê ban cho?

 
  1. Cầu mong an lành

 

Trước tiên chúng ta hiểu theo nghĩa của từ ‘’ Cầu an'’. Cầu tức là ước nguyện, là mong muốn là hy vọng về cái mà ta chưa có được trong hiện tại nên phải cầu khấn bề trên bằng niềm tôn kính cũng như sự thành tâm của mình.

 

An là bình an, an ổn, tâm được an nhàn. Vậy nên chúng ta có thể hiểu cầu an là mong muốn gia đình có được cuộc sống an vui hạnh phúc. Khi đó con người thân không bệnh tật, khỏe mạnh, sống lâu; Tâm không phiền não, không muộn phiền, âu lo, không sợ hãi; Gia đình viên mãn, ấm no hạnh phúc, công việc thuận buồm xuôi gió, các mối quan hệ tốt đẹp, gặp nhiều thuận duyên.

 

 Bên cạnh đó, làm Lễ cầu an cho cha mẹ, cho người thân đang trong cơn bệnh nặng, hay vợ đang kỳ thai kỳ sinh nở giúp hộ có được phước, tâm hồn an tĩnh để vượt qua chướng ngại. 

Lễ cầu an tại chùa 

Một câu chuyện về cầu an của ngài Angulimāla được chép trong Trung bộ kinh, cho thấy sức mạnh của Lễ cầu an. Angulimāla vốn là một tay giết người nổi tiếng, sau khi được đức Phật hóa độ ngài xuất gia trở thành vị Tỳ- Kheo. Một hôm, Angulimāla đi khất thực ở thành Savathi gặp một thai phụ sắp lâm bồn đang rên xiết đau đớn bên đường. 

 

Không biết làm thế nào để giúp đỡ, động lòng từ, Angulimāla liền trở về bạch với đức Phật. Ðức Phật khuyên Angulimāla đem lời sau đây nói với người thai phụ: "Này cô, từ ngày được sanh vào dòng Thánh, tôi chưa hề có ý niệm sát hại sự sống của một sinh linh nào, nhờ phước đức này, nguyện cho cô và con cô được bình an vô sự". Nhờ sự chú nguyện này mà mẹ con người phụ nữ bình an. (Trung bộ kinh, kinh Angulimāla).

 

Lễ cầu an  hiệu quả hay không, bên cạnh việc đầy đủ các nghi thức còn phải xuất phát từ lòng thành của con cái, người tụng niệm. Do đó, trước khi tiến hành cầu an cho an đó, ta nên hỏi han, và thỉnh các thầy về làm lễ để được chu đáo hơn.

 

  1. Các hình thức cầu an

  • Lễ Cầu an tại chùa

 

Lễ cầu an tại chùa sẽ được các thầy, và các tăng ni chuẩn bị. Trong lễ sẽ diễn ra các bước sau bài bản theo đúng nghi thức cầu an. Lưu ý rằng khi gia đình cầu an tại chùa nên tuân theo quy tắc cũng như xếp đặt của Quý chùa. 

 

Đồng nên chuẩn bị các lễ vật như hương đèn, hoa quả, và mặc pháp phục lễ chùa chỉnh tề không nên mặc đồ ngắn, hở hang làm ảnh hưởng đến tôn nghiêm nhà chùa. 

 
  • Lễ Cầu an tại nhà 

 

Mặc dù làm Lễ cầu an tại nhà nhưng gia chủ nên mời thầy từ chùa về để chủ trì buổi lễ cúng theo đúng nghi thức để có được hiệu quả. Trong mâm cúng cầu an tại nhà sẽ gầm xôi chè, bánh, trái cây, nhang đèn,... và đặc biệt gia chủ nên chú ý đến trang phục phải lịch sự, tốt nhất là nên mặc pháp phục đi chùa, và giữ lời ăn tiếng nói nhỏ nhẹ để giữ gìn sự tôn kính của lễ cầu an. 


 Nhà may pháp phục Như Ý Châu nhiều năm qua đã cắt may pháp phục lễ chùa cho gia đình, pháp phục cho Quý thầy tại nhiều Lễ cầu an lớn nhỏ. Nếu Quý Thầy, và chư vị Phật tử có nhu cầu may pháp phục Phật Giáo hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:

 

Cửa hàng Nhà May Pháp Phục Phật Giáo Như Ý Châu

 

🏯 Địa chỉ: 46a Đường 297 Phường Phước Long B Quận 9 TpHCM

📞📞📞 SĐT: 0937901218 – 0907994262

🌝 Zalo: Nhà May Như Ý Châu: 0907994262

🧭 Mở cửa từ: 7:00am - 22:00pm (thứ hai đến chủ nhật)

🏁 Fanpage: www.facebook.com/nhamaynhuychau

🌎 https://nhamaynhuychau.com/

 


Cũ hơn